Chủ Nhật , Tháng mười một 24 2024
Tư Vấn Du Học Chuyên Nghiệp
Trang chủ / TỔNG QUAN DU HỌC PHÁP

TỔNG QUAN DU HỌC PHÁP

Vị trí địa lý: Nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển Manche, chạy dưới eo biển Manche.

Quốc danh: Cộng hòa Pháp
· Quốc khánh: 14/7/1789
· Chính phủ: Cộng hòa
· Thủ đô: Paris
· Diện tích: 674.843 km² (hạng 42)
· Múi giờ: UTC+1; mùa hè: UTC+2
Dân số: Ước lượng (2012) là 65.630.692 người (hạng 21)
· Dân tộc: Người Pháp (87%), người Arập (3%), người Đức (2%), các dân tộc khác (8%).
· Đơn vị tiền tệ: Euro, Franc CFP (EUR)
Hệ thống giáo dục đại học Pháp là một trong những hệ thống đa dạng và hiệu quả nhất trên thế giới.

Chất lượng của nền giáo dục, đào tạo Pháp dựa trên cơ sở một mạng lưới quốc gia gồm hơn 3500 cơ sở đào tạo của Nhà nước và tư nhân và các trung tâm nghiên cứu được quốc tế công nhận: 85 trường đại học tổng hợp, 224 trường kĩ sư, 220 trường thương mại và quản lý, 20 trường kiến trúc, 120 trường nghệ thuật. Bên cạnh đó là 3000 cơ sở đào tạo, trường lớn hoặc viện đào tạo khác.
46009_une-tour-eiffel

85 trường đại học công lập do Nhà nước tài trợ có mặt trên khắp lãnh thổ Pháp. Các trường này cấp bằng quốc gia cho tất cả các cấp học: Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ và đào tạo tất cả các ngành học đồng thời đảm bảo cho sự đồng bộ về chất lượng giáo dục. Giảng viên của trường đại học đều là các giảng viên-nhà nghiên cứu, được đào tạo trực tiếp về nghiên cứu.

Ngoài các bằng quốc gia do Nhà nước quản lý, các trường đại học tổng hợp còn cấp các Bằng Đại học (D.U.), không thuộc hệ thống này: nhìn chung, đây là các Bằng được cấp trong một lĩnh vực cụ thể, có tính chất ngắn hạn hoặc chuyên ngành.

Là một nét đặc thù của Pháp, các Trường lớn được thành lập song song với hệ thống các trường đại học ngay từ đầu thế kỷ XIX. Các chương trình giảng dạy tại đây là các chương trình chuyên ngành có chất lượng cao và tuyển chọn đầu vào rất khắt khe. Các trường lớn cấp bằng Bac+5 tương đương với trình độ Thạc sĩ được Nhà nước công nhận. Các loại hình đào tạo bao gồm khoa học kĩ sư, thương mại và quản lý, hành chính, quốc phòng, giáo dục đại học, sau đại học và nghiên cứu, đặc biệt là tại các trường sư phạm, ngoài ra còn có các ngành nông học và thú y.

Những con số quan trọng về giáo dục ở Pháp:

85 Trường đại học công lập
224
 Trường kỹ sư
220
 Trường thương mại
291
 Trường đào tạo tiến sĩ
1 200
 Phòng thí nghiệm dành cho nghiên cứu
Cứ nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ thì có 1 người là sinh viên nước ngoài

Tìm hiểu hệ thống bằng cấp ở Pháp :

BẰNG DO NHÀ NƯỚC CẤP

BẰNG DO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CẤP

D
8 năm
16 kỳ học
480 ECTS
Tiến sĩ PhD
6 năm
12 kỳ học
Thạc sỹ chuyên ngành (label)
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA)
M
5 năm
10 kỳ học
300 ECTS
Thạc sỹ
Thạc sỹ khoa học
bằng Kỹ sư
Thạc sỹ khoa học
Bằng của các trường thương mại và các trường Kỹ sư
4 năm
8 kỳ học
Thạc sỹ khoa học (thạc sỹ sau 4 năm)
L
3 năm
6 kỳ học
180 ECTS
Cử nhân Bachelor (label)

Các loại bằng và  tương đương về văn bằng

Một hệ thống phong phú và thống nhất trên khắp Châu Âu.

Nền giáo dục đại học và sau đại học Pháp áp dụng hệ thống có tên là “LMD”  (“Cử nhân-Thạc sĩ-Tiến sĩ”), hệ thống chung của các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Hệ thống này được thiết lập để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình du học của sinh viên trong nội bộ Châu Âu cũng như trên thế giới.
Việc cấp bằng trên cơ sở một cấu trúc chung (L-M-D) dựa trên số lượng các học kỳ đã hoàn thành tính từ đầu năm học và số lượng tín chỉ ECTS tương ứng.
Cử nhân: yêu cầu 6 học kỳ với số lượng tín chỉ tương đương với 180 ECTS (3 năm học).
Thạc sĩ: yêu cầu 4 học kỳ sau trình độ Cử nhân, tương đương với 120 ECTS (tổng cộng 5 năm học và 300 ECTS).
Tiến sĩ: thông thường sau 16 kỳ học (tổng cộng 8 năm đào tạo).
ECTS : Hệ thống chu chuyển tín chỉ Châu Âu
Các loại bằng và quá trình đào tạo được công nhận ở mức độ của Liên minh Châu Âu trên cơ sở một hệ thống tín chỉ chung có tên là Hệ thống chu chuyển  tín chỉ (European Credits Transfer System – ECTS). Các tín chỉ ECTS có thể được tích lũy và chu chuyển, ví dụ như trong trường hợp sinh viên theo học một lúc tại nhiều cơ sở đào tạo của Châu Âu.

Các bằng quốc gia ở trình độ đại học và sau đại học được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước:

  • bằng quốc gia do các trường đại học tổng hợp và các cơ sở đào tạo khác của Nhà nước (trường nghệ thuật quốc gia, trường kiến trúc quốc gia…) cấp đều phải tuân thủ các tiêu chí chung về chất lượng đào tạo và phải được trao cho những bậc học giống nhau.
  • bằng kĩ sư là một loại bằng quốc gia và các trường cấp bằng kĩ sư đều phải được sự cho phép của Uỷ ban cấp học vị kĩ sư (CTI).
  • các  trường thương mại và quản lý được Nhà nước công nhận cũng được đặt dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục quốc gia trong việc cấp bằng. Một số trường thuộc loại này được ủy quyền cấp các chứng chỉ quốc tế hoặc được uỷ quyền tổ chức các khóa đào tạo quốc tế (ví dụ như Equis, AACSB)
  • các trường nghệ thuật và trường đào tạo chuyên ngành cũng được đặt dưới sự điều chỉnh của hệ thống chứng chỉ quốc gia.

Bằng Đại học (D.U.)

Các bằng Đại học (D.U) không phải là một loại bằng quốc gia mà do mỗi cơ sở đào tạo cấp. Các bằng này được các trường đại học lập ra nhằm đáp ứng một số mục tiêu cụ thể hoặc một nhu cầu kinh tế của địa phương.

Tương đương về văn bằng

Ở Pháp, không có sự tương đương mặc nhiên giữa bằng do các nước khác cấp với bằng do Pháp cấp.

Mỗi cơ sở đào tạo đều có quy định riêng về tiêu chí tuyển sinh, tùy theo quá trình đào tạo trước đó và trình độ của sinh viên cũng như những yêu cầu của chương trình đào tạo.

Tổ chức các khóa học

Năm học

Ở Pháp, năm học bắt đầu vào tháng 9 hoặc tháng 10 và kết thúc vào tháng 5 hoặc tháng 6 tùy theo từng cơ sở và chương trình đào tạo.
Trong năm học sẽ có các kỳ nghỉ, đặc biệt là hai tuần vào tháng 12 và tháng 1 (Nô-en và năm mới).
Giữa hai học kỳ sẽ có một kỳ nghỉ ngắn, sau kỳ thi cuối học kỳ 1.
Kỳ nghỉ hè kéo dài hơn hai tháng và bao gồm tháng bảy và tháng tám.

Các loại bài giảng

Trong giáo dục đại học và sau đại học ở Pháp, đặc biệt là đại học, có hai loại bài giảng khác nhau :

  • Bài thuyết trình : kiểu bài giảng này được tiến hành tại các giảng đường có từ 100 đến 1000 chỗ ngồi, dưới hình thức một bài thuyết trình của một giáo sư và sinh viên ghi chép. Các bài giảng thường được đóng thành một tập do giáo sư ấn hành và được phân phát cho sinh viên vào cuối khóa để ôn thi.
  • Bài có hướng dẫn-bài thực hành : các bài thực hành (TP) và bài có hướng dẫn (TD) được tổ chức theo nhóm nhỏ với mục đích minh họa cho các bài thuyết trình bằng việc thực hành và đào sâu kiến thức lý thuyết đã được giới thiệu trong bài thuyết trình.

Trong các khóa đào tạo chuyên ngành tại trường đại học (DUT, cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành) đều có các khóa thực tập, thời gian làm việc tại doanh nghiệp cũng như các bài có hướng dẫn và bài thực hành.

Kiểm tra kiến thức

Có hai cách kiểm tra kiến thức tồn tại song song trong giáo dục đại học tại Pháp:

  • Kiểm tra thường xuyên: kiểm tra các kiến thức người học tiếp thu được thông qua các bài kiểm tra ở từng môn học và trong suốt năm học.
  • Các kỳ thi nhằm kiểm tra kiến thức của toàn bộ các môn học trong vòng vài ngày. Đây là một kỳ kiểm tra đầy đủ được tổ chức hai lần trong một năm.

Ở trường đại học tổng hợp, các bài giảng thường được tổ chức dưới dạng các học phần (mô-đun), đây là các tập hợp thống nhất của các môn học do sinh viên tích lũy dần trong quá trình học tập : bằng tốt nghiệp sẽ ghi rõ có “n” học phần, trong đó có những học phần bắt buộc và những học phần tự chọn. Các học phần này chỉ phải học một lần và có giá trị vĩnh viễn.

dangky-button.gif