– Trường phổ thông tư thục (Independent schools)
Thông thường đây là những trường phổ thông tư thục nội trú với đặc điểm không vì lợi nhuận, dạy học sinh từ lứa tuổi 12 đến 18.Ở Vương quốc Anh có hơn 2.400 trường tư thục, trong đó có hơn 600 trường nội trú.Trang thiết bị phục vụ học tập và sinh hoạt rất tốt.Giá tiền của những trường này thường bao gồm học phí, chi phí cho nhà nội trú và các bữa ăn.
Học sinh có thể học các khoá chứng chỉ A, chứng chỉ A hướng nghiệp, tú tài quốc tế, Higher, Advanced Higher .
Mỗi trường nội trú đều có thế mạnh, đặc tính và truyền thống riêng.Vì vậy có rất nhiều loại trường để bạn chọn lựa cho phù hợp nhất với mình. Ví dụ, trường có thế mạnh về âm nhạc, hội hoạ, kịch nghệ, thể thao,v.v hoặc trường dành riêng cho nữ sinh hay nam sinh hoặc cho cả hai. Số đông học sinh quốc tế chọn học ở trường nội trú vì nhà trường cung cấp các tiện nghi đầy đủ cho việc học tập, ăn ở và các hoạt động xã hội.
Hiện nay có khoảng 17.000 trong tổng số 100.000 học sinh tại các trường tư thục ở Vương quốc Anh là học sinh quốc tế.
Trung tâm quốc tế (International Study Centre) nằm ngay trong khuôn viên nhà trường, sử dụng chung các trang thiết bị của trường chính. Vai trò của trung tâm quốc tế là chuẩn bị kiến thức cho học sinh quốc tế trước khi nhập học vào trường chính, đặc biệt là tiếng Anh.Học sinh có thể học ở trung tâm quốc tế một kỳ hoặc dài hơn. Một số trung tâm quốc tế có dạy khoá 1 năm hoặc 2 năm GCSE, sau đó học sinh học tiếp lên chứng chỉ A, hoặc tú tài quốc tế.
Rất nhiều trung tâm quốc tế còn dạy các khoá mùa hè để học sinh có thể môi trường nội trú trước khi vào năm học.
Chất lượng của các trường phổ thông tư thục:
Các trường này được hội đồng các trường tư thục (ISC) thanh tra chất lượng giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất.Các trường ở Anh, xứ Uên và Bắc Ai len tham gia hội đồng này trên nguyên tắc tự nguyện. Bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình và kết quả thanh tra chất lượng các trường phổ thông tư thục tại đây
Các trường không thuộc hội đồng các trường tư thục (ISC) thì do các cơ quan chuyên trách khác đánh giá chất lượng.
Ở Anh, tổ chức Ofsted công bố qui trình và kết quả thanh tra chất lượng các trường trên trangofsted.gov.uk
– Trường cao đẳng tư thục (tutorial colleges, Independent sixth form colleges, Independent FE colleges)
Thông thường đây là các trường nhỏ thuộc sở hữu của các công ty tư nhân, phi lợi nhuận, chuyên dạy học sinh ở lứa tuổi 16 đến 19 tuổi, với tổng số học sinh từ 100 đến 200 học sinh, sĩ số mỗi lớp nhỏ, thường dưới 10 học sinh, có giáo viên kèm riêng từng học sinh.
Các trường này tập trung chủ yếu vào việc chuẩn bị kiến thức cho học sinh để đáp ứng yêu cầu vào đại học. Thông thường, học sinh quốc tế có thể học các khoá phổ thông trung học GCSE, chứng chỉ A, chứng chỉ A một năm dành cho các học sinh muốn thi lại, tú tài quốc tế và dự bị đại học ở những trường nay. Học sinh thường được thu xếp ở chung với gia đình người Anh hoặc thuê căn hộ riêng.
Khác với các trường nội trú, chi phí của loại trường này thường tách riêng thành hai phần: học phí và sinh hoạt phí.
Chất lượng của các trường cao đẳng tư thục
Các trường cao đẳng tư thục do các cơ quan độc lập không phụ thuộc vào chính phủ thanh tra về chất lượng trường sở, chất lượng nhân viên, giáo viên, phúc lợi cho học sinh, đặc biệt là học sinh quốc tế, vì phần lớn học sinh ở những trường này là học sinh nước ngoài.
Tương tự như Hội đồng ISC đã trình bày ở trên, các trường cao đẳng tư thục có Hội đồng CICF, ngoài ra còn có tổ chức BAC, được thành lập năm 1984, là cơ quan chuyên trách kiểm tra, đánh giá chất lượng các trường cao đẳng tư thục theo chu kỳ 5 năm một lần và một đợt phỏng vấn giữa hai kỳ thanh tra.
– Trường cao đẳng công lập (State EF colleges)
Là các trường được chính phủ tài trợ và thanh tra 4 năm một lần để đánh giá chất lượng giảng dạy, trang thiết bị, chất lượng quản lý và phúc lợi cho sinh viên. Có hơn 500 trường cao đẳng công lập ởVương quốc Anh, cung cấp một số lượng khổng lồ các khoá hàn lâm và hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn.
Học phí các trường này thường thấp hơn khối tư thục, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với sự thua kém về chất lượng. Đây là các trường do chính phủ tài trợ nên có rất nhiều loại khoá học cho học sinh địa phương. Mỗi trường thường có từ 1.500 đến 2.000 sinh viên chính quy và ngoài ra còn có sinh viên học khóa tại chức hay học nghề bán thời gian. Các trường này có nhiều lợi thế để đón nhận sinh viên quốc tế như: có mối liên hệ chặt chẽ với trường đại học trong việc giảng dạy khoá dự bị (Foundation ) để đảm bảo cơ hội vào đại học, và cho một môi trường hòa nhập với sinh viên Anh chiếm tỷ lệ đa số trong trường.
Khoảng 40% học sinh Anh sau khi tốt nghiệp phổ thông học tiếp các khoá dự bị đại học tại trường cao đẳng công lập.Hiện nay có khoảng 190.000 trong tổng số 4 triệu học viên đang học tại trường các trường cao đẳng công lập là sinh viên quốc tế.
Học sinh quốc tế có thể học tất cả các khoá nêu ở phần trên tại các trường cao đẳng công lập: GCSE, chứng chỉ A, Higher, hay bất kỳ khoá học nghề nào.
Chất lượng của các trường cao đẳng công lập
Tất cả các trường cao đẳng công lập đều được các cơ quan chuyên trách của chính phủ thanh tra 4 năm một lần, đánh giá chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất, công tác quản lý , phúc lợi cho sinh viên Gần đây người ta còn sử dụng các tiêu chí đánh giá như ISO 9000 để chứng nhận chất lượng cho các trường này.
Kết quả đánh giá về các trường có thể xem trên các trang:
Ở Anh: ofsted.gov.uk; lsc.gov.uk
Ở xứ Wales: wfc.ac.uk/fefcw
Ở Bắc Ai len: deni.gov.uk
Ở Scotland: hmie.gov.uk ; sfefc.ac.uk
– Trường đại học ( University, College of Higher Education)
Một số trường đại học cung cấp khoá dự bị đại học ( International foundation) ngay tại trường mình. Học sinh học ở đây được sống trong ký túc xá của trường, sử dụng trang thiết bị học tập và sinh hoạt như một sinh viên bậc đại học.Thông thường sinh viên sẽ ở lại sau khoá dự bị để học tiếp bậc đại học.
Học phí của khoá dự bị đại học ở đây thường cao hơn ở các trường cao đẳng công lập.
ĐĂNG KÝ NHANH TAY GIÀNH NGAY HỌC BỔNG